Bớt ảo tưởng đi, đừng nghĩ mình là cái gì đó to tát!
Họ tạo ra những ảo tưởng về bản thân mình, tin vào tầm quan trọng của mình đối với những người xung quanh và khoa trương về bản thân.
Ta thường hay ảo tưởng về chính mình. Có đôi khi ta cứ ngỡ rằng mình là người quan trọng lắm, như thể mọi thứ trong vũ trụ này phải quy hướng về ta, để ý đến ta. Cả khi buồn lẫn khi vui, lúc thành công cũng như khi thất bại, ta luôn mãi bận tâm đến chuyện người ta sẽ nhìn đến mình, có suy nghĩ về mình, đánh giá mình, hướng ánh mắt về mình.
Ta quên mất rằng giữa khoảng không bao la của vũ trụ này, khách quan mà nói, ta chẳng là cái gì to tát cả. So với cái thế giới có hàng tỷ sinh linh, ta còn nhỏ bé hơn cả từ "nhỏ bé". Thế giới mà ta nghĩ là rộng lớn vô biên này, so với vũ trụ bao là ngoài không gian, cũng chẳng đáng là chi. Bởi thế, sự hiện diện của ta, tiếng nói của ta chỉ hệt như một chấm nhỏ li ti chẳng đáng kể đến, bất chấp ta có tài năng đến đâu, giỏi giang đến đâu, trẻ khoẻ thế nào!
Ta thành công thì sao chứ? Ta sở hữu nhiều vàng bạc châu báu thì sao chứ? Ta nổi tiếng thì sao chứ? Đâu phải tất cả mọi người trên thế giới này đều biết đến ta. Tài sản của ta cũng đâu có vượt quá được các tầng trời. Ta có quyền sai khiến người này, điều khiển người kia, nhưng ta có chuyển đổi được tinh tú không, có khiến mình trường sinh bất tử được không, có làm cho ta trở nên Chúa tể vũ trụ được không? Thành công đến từ những nỗ lực của bản thân là điều đáng vui, đáng trân trọng và ai ai cũng phải cố gắng để đạt được. Nhưng nó không phải là cùng đích của đời ta. Huênh hoang làm gì với những của hư nát ấy!
Người ta có thể khen và sợ một người giỏi giang và lắm tiền, nhưng người ta chỉ thực sự yêu mến và nể trọng một người có nhân đức. Người bám vào vật chất thì bất an vì sợ mất nó; còn người có nhân đức thì luôn an vui vì họ có tự do trong lòng. Bởi thế, khi gặp thành công và có trong tay thật nhiều tiền của, ta đừng nên cho rằng mình đã là nhất giữa vũ trụ này. Bởi vì, thật sự có rất nhiều người chẳng bận tâm mấy đến chuyện ta giàu hay nghèo đâu.
Ta tài hoa thì sao chứ? Ta đẹp thì sao chứ? Ta "không được đẹp" thì sao chứ? Có thể có nhiều người ngưỡng mộ vẻ bề ngoài của ta, nhưng cũng có không ít người chẳng xem đó là điều gì quá quan trọng. Nếu ta thực sự đẹp, tự khắc sẽ có người nhìn ta; còn nếu ta tự mang tư tưởng trong đầu là mình đẹp, thì ta chỉ mất giờ để ý đến người khác để biết xem có ai nhìn đến mình, khen mình, thần tượng mình không thôi. Sắc đẹp hay tất cả những thứ khác trên trái đất này đều là cái chóng qua.
Tạo Hoá ban cho thì được hưởng, Tạo Hoá lấy đi thì cũng chẳng thể trách gì được Ngài. Níu kéo làm gì một nét đẹp bên ngoài, trong khi nét đẹp bên trong thì lơ là, chẳng để ý. Hiện tại, có thể ta có nhiều người theo đuổi, ta vui vì điều đó. Nhưng vài năm sau, ai quan tâm đến chuyện ta đẹp hay xấu, đang làm gì, sống ra sao nữa đâu. Thay vì đặt mình lên trên người khác, sao ta không hoà mình vào với đồng loại, cố gắng kết dệt nên những tấm chân tình đơn sơ nhưng hoà nhã, bền chặt? Điều đó không giúp ta trở nên tươi trẻ và thoái mái hơn sao?
Ta thất tình thì sao chứ? Ta thất bại thì sao chứ? Ai quan tâm đến nỗi buồn của ta? Bạn bè và người thân có để dành chút thời gian để đỡ nâng và chia sẻ. Họ có thể ngồi nghe ta tâm sự, kể lể, chuyện trò. Họ có thể vì tình yêu mến mà dành cho ta những lời khuyên. Nhưng họ còn có cuộc sống của riêng họ. Họ đâu thể cứ luôn mãi bên ta để "chịu đựng" nỗi buồn gì đó của ta. Ta cho rằng chuyện tình của mình là đẹp nhất trên đời, giờ mất đi thật là tiếc.
Nhưng nó chỉ đẹp với ta thôi, chứ cả thế giới này đâu có giờ mà để ý đến. Ta xấu hổ khi gặp thất bại, ta sợ người ta dị nghị, đánh giá mình này kia. Giả như có những dị nghị và đánh giá thật, thì nó cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Rồi người ta cũng phải đi làm để mưu sinh kiếm sống, chứ đâu mãi bận tâm đến ta làm gì. Ta đâu có quan trọng đến mức độ luôn được người ta để ý? Có thể hơi phũ phàng, nhưng đó là sự thật, rằng thế giới này có đông người lắm, và chính vì có quá nhiều người cùng hiện hữu, nên hình bóng của ta cũng trở nên mờ nhạt và chẳng đáng gì.
Ta không tự lo cho chính mình, thì chẳng có ai lo cho ta được. Ta không tự đứng lên, quên đi quá khứ để đắp xây hạnh phúc cho mình thì cuộc đời của ta cứ mãi vật vờ, chênh vênh mà thôi. Cuộc sống này là của ta. Sự sống này là do Tạo Hoá ban cho ta. Nó trở nên bầu trời quang đãng, hay giông tố bão bùng là do chính ta quyết định, chứ chẳng phải do ai cả.
Hãy thức dậy đi, bớt ảo tưởng đi. Đừng nghĩ mình là cái gì đó to tát. Đừng tưởng và cũng đừng nỗ lực để lấy lòng hết tất cả mọi con người hiện diện trên trái đất này. Họ có tôn sùng ta, có tôn thờ ta, thì cũng không thể biến ta thành Thượng Đế. Cuộc đời này, xem vậy chứ đôi khi cũng phũ phàng lắm. Thật vậy, có thể là ta quan trọng đấy, nhưng ta không quá quan trọng như nhiều khi ta tưởng nghĩ đâu. Rốt cuộc thì cũng chỉ còn lại ta với ta, với nỗi cô đơn của kiếp con người.
Chẳng ai vui được niềm vui của ta, chẳng ai buồn được nỗi buồn của ta. Họ chỉ có thể san sẻ chút ít và cảm thông phần nào mà thôi. Chính ta là người phải trải nghiệm tất cả, chịu đựng tất cả và ôm trọn tất cả. Hãy là chính mình và làm chủ chính mình, đừng xây dựng bình an đời mình trên người khác hay bất cứ điều gì hư nát của cuộc đời mau qua. Hãy đi vào lòng mình để cảm nghiệm niềm vui khi thành công, tìm kiếm giải pháp khi bế tắt và múc lấy sức mạnh lúc mệt nhoài. Tìm gặp chính mình cũng chính là tìm thấy hạnh phúc!
Hội chứng tự cho mình là "rốn vũ trụ" của teen
Có những người xem cái tôi cá nhân quá thấp, song cũng có những người ảo tưởng về bản thân mình, tin vào tầm quan trọng của mình đối với những người xung quanh và bắt đầu với chuyện khoa trương về bản thân. Nhìn chung, họ tự yêu chính bản thân mình và không để ý hay thích bất kỳ điều gì khác. Hội chứng này khiến chúng ta nghĩ đến Narcissus, là người đàn ông trẻ trong thần thoại Hy Lạp đã yêu chính bản thân khi nhìn thấy hình ảnh của mình được phản chiếu trong ao.
Theo ước tính, có khoảng 1% thanh thiếu niên bị hội chứng này. Việc tự cảm thấy mình quan trọng vẫn thường xuất hiện trong giới teen. Và thông thường, việc này vẫn được chấp nhận như một dấu hiệu tâm lý bình thường mặc dù thi thoảng các bạn trẻ có những biểu hiện là kiêu căng và tự hào quá mức. Nếu biểu hiện bình thường thì những người này sẽ tự thúc đẩy sự độc lập của bản thân mà không cần đến người khác. Song sẽ là bất bình thường nếu họ sẽ có xu hướng hoang tưởng khuếch đại.
Dưới đây là các dấu hiệu bệnh lý của bệnh yêu bản thân quá mức của teen:
- Những thanh thiếu niên này tạo ra những tưởng tượng rằng họ là trung tâm của sự thu hút, họ có quyền hạn đặc biệt và có thể giành được thành công lớn trong cuộc sống.
- Họ hi vọng sẽ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trong tất cả mọi thứ, luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân và bằng mọi cách phải đạt được một thành tựu nào đó.
- Không quan tâm hay tôn trọng cảm xúc của những người xung quanh và thường lợi dụng người khác.
- Thể hiện rõ sự kiêu ngạo và hành động như thể họ tài giỏi hơn tất cả mọi người.
- Họ sẽ luôn tìm kiếm lời khen ngợi và nghĩ rằng tất cả mọi người đều ghen tị với mình.
Rối loạn tính cách này vốn không phải là tính cách bẩm sinh của teen mà do ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, có thể là tác động của bố mẹ hoặc nguồn gốc gia đình “danh gia vọng tộc”. Sự khen ngợi quá mức của cha mẹ do muốn con có sự tự tin ở bản thân đã vô tình tạo nên sự ảo tưởng ở trẻ.
Do trạng thái tinh thần vốn đã mong manh của tuổi teen, chứng tự cao tự đại sẽ rất khó điều trị. Thường thì chúng sẽ cự tuyệt bất kỳ nỗ lực giúp đỡ nào từ người khác bởi chúng sẽ coi việc tiếp cận đó giống như một sự sỉ nhục trực tiếp đến mình.
Việc điều trị hay tư vấn là để dạy cho teen nhìn nhận mình thực tế hơn và làm thế nào để điều chỉnh suy nghĩ cá nhân về giá trị của mình. Dần dần, họ sẽ nhận ra rằng mình không phải là người quan trọng nhất thế giới nữa.
Đối mặt với những người khó tính, tự xem mình là "rốn vũ trụ" nơi công sở, đây là tuyệt chiêu giúp bạn "sống yên ổn" và sớm hoàn thành nhiệm vụ
Nếu gặp phải những mẫu người khó tính, luôn coi mình là tâm điểm của mọi sự chú ý, bạn cần phải biết cách đối phó để tránh những căng thẳng, cãi vã mà vẫn hoàn thành suôn sẻ các nhiệm vụ của mình.
Trong công việc, sẽ không có cách nào để bạn tránh gặp những người khó tính. Đặc biệt là những người giỏi chuyên môn, những lãnh đạo tài năng thì lại càng là những người luôn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe. Trong công việc, tình bạn và đôi khi trong cả gia đình, chúng ta không thể tránh khỏi những người khó tính như thế. Vậy phải "đối phó" với những người khó tính đó như thế nào để cuộc sống nơi công sở của bạn dễ thở hơn? Dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng khi phải thường xuyên tiếp xúc với những người khó tính:
Thiết lập các quy tắc cơ bản cho sự tương tác
Làm việc với những người khó tính, nhiều lúc bạn sẽ phải vượt qua những ranh giới của bản thân. Bạn cần phải xác định người mà bạn tiếp xúc có tiềm năng tạo ra mối quan hệ chuyên nghiệp, lâu dài hay không? Nếu câu trả lời là có thì bạn cần xác định và thỏa thuận với đối tác những nguyên tắc cơ bản để hai bên có thể duy trì tương tác trong tương lai. Những giao kết này sẽ phần nào kiềm chế sự bất đồng và căng thẳng giữa bạn và người kia.
Giới hạn thời gian cho các cuộc họp chung
Các cuộc thảo luận kéo dài không những gây mất thời gian của bạn mà còn làm cho các mối quan hệ có thể trở nên xấu đi. Nếu bạn có một cuộc họp với một cá nhân hoặc một bên khó tính, cách tốt nhất là hãy lên kế hoạch và thời gian biểu cho cuộc họp để luôn kiểm soát tốt tình hình.
Cần phải rõ ràng trong mọi việc
Đừng bao giờ vòng vo xung quanh các vấn đề chỉ vì bạn sợ xung đột xảy ra. Nếu bạn chưa hài lòng về đối tác, hoặc có các ý kiến trái chiều, hãy nói lên ý kiến của mình. Đây là lúc để thảo luận về các kỳ vọng của bạn, để đưa ra những giải pháp hữu ích cho cả hai bên. Sự thẳng thắn trong công việc chính là yếu tố bảo đảm sự vẹn toàn của mọi mối quan hệ.
Dành thời gian tìm hiểu thêm về đồng nghiệp
Trong quá trình làm việc, chắc hẳn bạn đã từng gặp phải một số đồng nghiệp khó tính. Nhưng thực tế có phải như vậy không hay là bạn không hiểu họ vì chưa có cơ hội tiếp xúc và hợp tác?
Thay vì chăm chú vào khuyết điểm của người khác, hãy dành thêm thời gian để trò chuyện và tìm hiểu, bạn sẽ có cơ hội thắt chặt các mối quan hệ. Bạn có thể tâm sự với đồng nghiệp về những sở thích của họ hay những thói quen lúc rảnh rỗi bên cạnh công việc. Bạn có thể dùng cách này khi không khí làm việc trở nên căng thẳng hoặc vào giờ nghỉ giải lao. Những cuộc trò chuyện thân tình sẽ khiến người với người gần nhau hơn, xoa dịu mọi căng thẳng và bất đồng.
Ta quên mất rằng giữa khoảng không bao la của vũ trụ này, khách quan mà nói, ta chẳng là cái gì to tát cả. So với cái thế giới có hàng tỷ sinh linh, ta còn nhỏ bé hơn cả từ "nhỏ bé". Thế giới mà ta nghĩ là rộng lớn vô biên này, so với vũ trụ bao là ngoài không gian, cũng chẳng đáng là chi. Bởi thế, sự hiện diện của ta, tiếng nói của ta chỉ hệt như một chấm nhỏ li ti chẳng đáng kể đến, bất chấp ta có tài năng đến đâu, giỏi giang đến đâu, trẻ khoẻ thế nào!
Ta thành công thì sao chứ? Ta sở hữu nhiều vàng bạc châu báu thì sao chứ? Ta nổi tiếng thì sao chứ? Đâu phải tất cả mọi người trên thế giới này đều biết đến ta. Tài sản của ta cũng đâu có vượt quá được các tầng trời. Ta có quyền sai khiến người này, điều khiển người kia, nhưng ta có chuyển đổi được tinh tú không, có khiến mình trường sinh bất tử được không, có làm cho ta trở nên Chúa tể vũ trụ được không? Thành công đến từ những nỗ lực của bản thân là điều đáng vui, đáng trân trọng và ai ai cũng phải cố gắng để đạt được. Nhưng nó không phải là cùng đích của đời ta. Huênh hoang làm gì với những của hư nát ấy!
Người ta có thể khen và sợ một người giỏi giang và lắm tiền, nhưng người ta chỉ thực sự yêu mến và nể trọng một người có nhân đức. Người bám vào vật chất thì bất an vì sợ mất nó; còn người có nhân đức thì luôn an vui vì họ có tự do trong lòng. Bởi thế, khi gặp thành công và có trong tay thật nhiều tiền của, ta đừng nên cho rằng mình đã là nhất giữa vũ trụ này. Bởi vì, thật sự có rất nhiều người chẳng bận tâm mấy đến chuyện ta giàu hay nghèo đâu.
Ta tài hoa thì sao chứ? Ta đẹp thì sao chứ? Ta "không được đẹp" thì sao chứ? Có thể có nhiều người ngưỡng mộ vẻ bề ngoài của ta, nhưng cũng có không ít người chẳng xem đó là điều gì quá quan trọng. Nếu ta thực sự đẹp, tự khắc sẽ có người nhìn ta; còn nếu ta tự mang tư tưởng trong đầu là mình đẹp, thì ta chỉ mất giờ để ý đến người khác để biết xem có ai nhìn đến mình, khen mình, thần tượng mình không thôi. Sắc đẹp hay tất cả những thứ khác trên trái đất này đều là cái chóng qua.
Tạo Hoá ban cho thì được hưởng, Tạo Hoá lấy đi thì cũng chẳng thể trách gì được Ngài. Níu kéo làm gì một nét đẹp bên ngoài, trong khi nét đẹp bên trong thì lơ là, chẳng để ý. Hiện tại, có thể ta có nhiều người theo đuổi, ta vui vì điều đó. Nhưng vài năm sau, ai quan tâm đến chuyện ta đẹp hay xấu, đang làm gì, sống ra sao nữa đâu. Thay vì đặt mình lên trên người khác, sao ta không hoà mình vào với đồng loại, cố gắng kết dệt nên những tấm chân tình đơn sơ nhưng hoà nhã, bền chặt? Điều đó không giúp ta trở nên tươi trẻ và thoái mái hơn sao?
Ta thất tình thì sao chứ? Ta thất bại thì sao chứ? Ai quan tâm đến nỗi buồn của ta? Bạn bè và người thân có để dành chút thời gian để đỡ nâng và chia sẻ. Họ có thể ngồi nghe ta tâm sự, kể lể, chuyện trò. Họ có thể vì tình yêu mến mà dành cho ta những lời khuyên. Nhưng họ còn có cuộc sống của riêng họ. Họ đâu thể cứ luôn mãi bên ta để "chịu đựng" nỗi buồn gì đó của ta. Ta cho rằng chuyện tình của mình là đẹp nhất trên đời, giờ mất đi thật là tiếc.
Nhưng nó chỉ đẹp với ta thôi, chứ cả thế giới này đâu có giờ mà để ý đến. Ta xấu hổ khi gặp thất bại, ta sợ người ta dị nghị, đánh giá mình này kia. Giả như có những dị nghị và đánh giá thật, thì nó cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Rồi người ta cũng phải đi làm để mưu sinh kiếm sống, chứ đâu mãi bận tâm đến ta làm gì. Ta đâu có quan trọng đến mức độ luôn được người ta để ý? Có thể hơi phũ phàng, nhưng đó là sự thật, rằng thế giới này có đông người lắm, và chính vì có quá nhiều người cùng hiện hữu, nên hình bóng của ta cũng trở nên mờ nhạt và chẳng đáng gì.
Ta không tự lo cho chính mình, thì chẳng có ai lo cho ta được. Ta không tự đứng lên, quên đi quá khứ để đắp xây hạnh phúc cho mình thì cuộc đời của ta cứ mãi vật vờ, chênh vênh mà thôi. Cuộc sống này là của ta. Sự sống này là do Tạo Hoá ban cho ta. Nó trở nên bầu trời quang đãng, hay giông tố bão bùng là do chính ta quyết định, chứ chẳng phải do ai cả.
Hãy thức dậy đi, bớt ảo tưởng đi. Đừng nghĩ mình là cái gì đó to tát. Đừng tưởng và cũng đừng nỗ lực để lấy lòng hết tất cả mọi con người hiện diện trên trái đất này. Họ có tôn sùng ta, có tôn thờ ta, thì cũng không thể biến ta thành Thượng Đế. Cuộc đời này, xem vậy chứ đôi khi cũng phũ phàng lắm. Thật vậy, có thể là ta quan trọng đấy, nhưng ta không quá quan trọng như nhiều khi ta tưởng nghĩ đâu. Rốt cuộc thì cũng chỉ còn lại ta với ta, với nỗi cô đơn của kiếp con người.
Chẳng ai vui được niềm vui của ta, chẳng ai buồn được nỗi buồn của ta. Họ chỉ có thể san sẻ chút ít và cảm thông phần nào mà thôi. Chính ta là người phải trải nghiệm tất cả, chịu đựng tất cả và ôm trọn tất cả. Hãy là chính mình và làm chủ chính mình, đừng xây dựng bình an đời mình trên người khác hay bất cứ điều gì hư nát của cuộc đời mau qua. Hãy đi vào lòng mình để cảm nghiệm niềm vui khi thành công, tìm kiếm giải pháp khi bế tắt và múc lấy sức mạnh lúc mệt nhoài. Tìm gặp chính mình cũng chính là tìm thấy hạnh phúc!
Hội chứng tự cho mình là "rốn vũ trụ" của teen
Có những người xem cái tôi cá nhân quá thấp, song cũng có những người ảo tưởng về bản thân mình, tin vào tầm quan trọng của mình đối với những người xung quanh và bắt đầu với chuyện khoa trương về bản thân. Nhìn chung, họ tự yêu chính bản thân mình và không để ý hay thích bất kỳ điều gì khác. Hội chứng này khiến chúng ta nghĩ đến Narcissus, là người đàn ông trẻ trong thần thoại Hy Lạp đã yêu chính bản thân khi nhìn thấy hình ảnh của mình được phản chiếu trong ao.
Theo ước tính, có khoảng 1% thanh thiếu niên bị hội chứng này. Việc tự cảm thấy mình quan trọng vẫn thường xuất hiện trong giới teen. Và thông thường, việc này vẫn được chấp nhận như một dấu hiệu tâm lý bình thường mặc dù thi thoảng các bạn trẻ có những biểu hiện là kiêu căng và tự hào quá mức. Nếu biểu hiện bình thường thì những người này sẽ tự thúc đẩy sự độc lập của bản thân mà không cần đến người khác. Song sẽ là bất bình thường nếu họ sẽ có xu hướng hoang tưởng khuếch đại.
Dưới đây là các dấu hiệu bệnh lý của bệnh yêu bản thân quá mức của teen:
- Những thanh thiếu niên này tạo ra những tưởng tượng rằng họ là trung tâm của sự thu hút, họ có quyền hạn đặc biệt và có thể giành được thành công lớn trong cuộc sống.
- Họ hi vọng sẽ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trong tất cả mọi thứ, luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân và bằng mọi cách phải đạt được một thành tựu nào đó.
- Không quan tâm hay tôn trọng cảm xúc của những người xung quanh và thường lợi dụng người khác.
- Thể hiện rõ sự kiêu ngạo và hành động như thể họ tài giỏi hơn tất cả mọi người.
- Họ sẽ luôn tìm kiếm lời khen ngợi và nghĩ rằng tất cả mọi người đều ghen tị với mình.
Rối loạn tính cách này vốn không phải là tính cách bẩm sinh của teen mà do ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, có thể là tác động của bố mẹ hoặc nguồn gốc gia đình “danh gia vọng tộc”. Sự khen ngợi quá mức của cha mẹ do muốn con có sự tự tin ở bản thân đã vô tình tạo nên sự ảo tưởng ở trẻ.
Do trạng thái tinh thần vốn đã mong manh của tuổi teen, chứng tự cao tự đại sẽ rất khó điều trị. Thường thì chúng sẽ cự tuyệt bất kỳ nỗ lực giúp đỡ nào từ người khác bởi chúng sẽ coi việc tiếp cận đó giống như một sự sỉ nhục trực tiếp đến mình.
Việc điều trị hay tư vấn là để dạy cho teen nhìn nhận mình thực tế hơn và làm thế nào để điều chỉnh suy nghĩ cá nhân về giá trị của mình. Dần dần, họ sẽ nhận ra rằng mình không phải là người quan trọng nhất thế giới nữa.
Đối mặt với những người khó tính, tự xem mình là "rốn vũ trụ" nơi công sở, đây là tuyệt chiêu giúp bạn "sống yên ổn" và sớm hoàn thành nhiệm vụ
Nếu gặp phải những mẫu người khó tính, luôn coi mình là tâm điểm của mọi sự chú ý, bạn cần phải biết cách đối phó để tránh những căng thẳng, cãi vã mà vẫn hoàn thành suôn sẻ các nhiệm vụ của mình.
Trong công việc, sẽ không có cách nào để bạn tránh gặp những người khó tính. Đặc biệt là những người giỏi chuyên môn, những lãnh đạo tài năng thì lại càng là những người luôn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe. Trong công việc, tình bạn và đôi khi trong cả gia đình, chúng ta không thể tránh khỏi những người khó tính như thế. Vậy phải "đối phó" với những người khó tính đó như thế nào để cuộc sống nơi công sở của bạn dễ thở hơn? Dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng khi phải thường xuyên tiếp xúc với những người khó tính:
Thiết lập các quy tắc cơ bản cho sự tương tác
Làm việc với những người khó tính, nhiều lúc bạn sẽ phải vượt qua những ranh giới của bản thân. Bạn cần phải xác định người mà bạn tiếp xúc có tiềm năng tạo ra mối quan hệ chuyên nghiệp, lâu dài hay không? Nếu câu trả lời là có thì bạn cần xác định và thỏa thuận với đối tác những nguyên tắc cơ bản để hai bên có thể duy trì tương tác trong tương lai. Những giao kết này sẽ phần nào kiềm chế sự bất đồng và căng thẳng giữa bạn và người kia.
Giới hạn thời gian cho các cuộc họp chung
Các cuộc thảo luận kéo dài không những gây mất thời gian của bạn mà còn làm cho các mối quan hệ có thể trở nên xấu đi. Nếu bạn có một cuộc họp với một cá nhân hoặc một bên khó tính, cách tốt nhất là hãy lên kế hoạch và thời gian biểu cho cuộc họp để luôn kiểm soát tốt tình hình.
Cần phải rõ ràng trong mọi việc
Đừng bao giờ vòng vo xung quanh các vấn đề chỉ vì bạn sợ xung đột xảy ra. Nếu bạn chưa hài lòng về đối tác, hoặc có các ý kiến trái chiều, hãy nói lên ý kiến của mình. Đây là lúc để thảo luận về các kỳ vọng của bạn, để đưa ra những giải pháp hữu ích cho cả hai bên. Sự thẳng thắn trong công việc chính là yếu tố bảo đảm sự vẹn toàn của mọi mối quan hệ.
Dành thời gian tìm hiểu thêm về đồng nghiệp
Trong quá trình làm việc, chắc hẳn bạn đã từng gặp phải một số đồng nghiệp khó tính. Nhưng thực tế có phải như vậy không hay là bạn không hiểu họ vì chưa có cơ hội tiếp xúc và hợp tác?
Thay vì chăm chú vào khuyết điểm của người khác, hãy dành thêm thời gian để trò chuyện và tìm hiểu, bạn sẽ có cơ hội thắt chặt các mối quan hệ. Bạn có thể tâm sự với đồng nghiệp về những sở thích của họ hay những thói quen lúc rảnh rỗi bên cạnh công việc. Bạn có thể dùng cách này khi không khí làm việc trở nên căng thẳng hoặc vào giờ nghỉ giải lao. Những cuộc trò chuyện thân tình sẽ khiến người với người gần nhau hơn, xoa dịu mọi căng thẳng và bất đồng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
- Đặc điểm chung của tỉ phú tự thân (19/03/2013)
- Đời người có 3 bẫy tham chớ dại mà dính vào (05/05/2014)
- Kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ đình trệ (16/05/2023)
- ĐỌC ĐI CHO TỈNH NGỘ (06/05/2021)
- Người EQ cao luôn biết 3 cách 'lùi bước' thể hiện đỉnh cao ứng xử, trí tuệ hơn người (18/03/2013)
- Nghèo có thể di truyền: Cha mẹ nghèo rất khó cho con thừa hưởng kiến thức và tầm nhìn! (02/02/2013)
- Muốn thành công thì bỏ sĩ diện đi (14/03/2013)
- Còn đi học thấy đời sao màu hồng, đi làm rồi mới thấm thía (15/03/2013)
- Đừng chỉ tập trung vào thành tích của bản thân. Hãy làm một người cộng tác (16/03/2013)
- Chúng ta, ai cũng đeo cho mình những chiếc mặt nạ (13/03/2013)
Những tin cũ hơn
CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÍ NĂNG
Điện thoại: 02873.070.799 Fax: 02873.099.866
Địa chỉ: 845 tỉnh lộ 43, Tam Bình, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@websitekinhdoanh.com.vn
- Đang truy cập: 4
- Hôm nay: 364
- Tháng hiện tại: 14,534
- Tổng lượt truy cập: 36,907,508
Gửi phản hồi