Nghèo có thể di truyền: Cha mẹ nghèo rất khó cho con thừa hưởng kiến thức và tầm nhìn!
Nội hàm thực sự của nghèo đói là cha mẹ không bao giờ có thể cho con cái những thứ mà bản thân họ không có, ngoài xe hơi và nhà cửa, nó còn là suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn.
Trong những gia đình có thu nhập kinh tế cao, trung bình mỗi giờ trẻ có thể nghe cha mẹ nói 2.000 từ liên quan đến kinh tế, văn học, chính trị và các lĩnh vực khác. Ở các hộ gia đình có thu nhập trung bình, con số đó giảm xuống còn 1.200 và ở các hộ nghèo, con số này giảm xuống còn 600.
Một gia đình khá giả không chỉ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn cho phép trẻ em tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn cũng như cái nhìn rộng hơn. Trong những gia đình nghèo, cha mẹ phải làm việc vất vả chỉ để đủ cơm ăn áo mặc, con cái khó có cơ hội được hiểu biết nhiều hơn do thiếu nguồn lực giáo dục. Từng có người đặt ra một câu hỏi rằng: Có khi nào bạn cảm thấy vận mệnh của mình khó có thể thay đổi chỉ với sự chăm chỉ hay không?
Có câu chuyện thực tế như sau:
Khi mới vào đại học, anh ấy quen được một người bạn ở câu lạc bộ, người bạn học này tướng mạo cũng bình thường, thành tích học tập cũng chỉ ở mức trung, anh ấy cũng không để ý gì quá nhiều. Sau đó thì anh ấy và người bạn này hầu như không còn liên lạc với nhau nữa.
Cho tới khi chuẩn bị tốt nghiệp, hai người tình cờ gặp nhau ở cổng trường, anh ấy biết được rằng người bạn này chuẩn bị đi du học tại một trường đại học top 5 của thế giới, còn bản thân thì vẫn đang đau đầu trong câu chuyện tìm việc làm.
Anh ấy nói: "Sau này tôi mới biết, ba của người bạn đó là viện trưởng của một trường đại học, còn tôi tới từ một gia đình bình thường ở một thành phố hạng năm. Từ nhỏ người nhà đã nói với tôi rằng, đỗ vào Thanh Hoa, còn là người giỏi nhất so với bạn bè cùng trang lứa; còn thứ mà cậu ấy được nghe lại là, Thanh Hoa chưa bao giờ là trường đại học tốt nhất trên thế giới."
Từ nhỏ ba mẹ đã nói với tôi, đỗ vào một trường đại học tốt, sau này sẽ đỡ vất vả hơn; nhưng cậu ấy lại được ba mẹ nói rằng, đỗ đại học mới là bước đầu tiên. Gia đình tôi chưa có ai học đại học, vì vậy sau khi đỗ đại học, tôi chỉ biết làm theo những người khác, chọn chuyên ngành, làm bài tập và tìm việc làm. Còn cậu ấy chuyển học viện, gửi luận văn, thi IELTS, đi du học… mỗi một bước đi ra sao, đều sớm đã được lên kế hoạch từ trước khi nhập học."
Anh ấy vốn nghĩ rằng mình có cùng vạch xuất phát với các bạn cùng lớp tại một trường đại học có tiếng. Nhưng trên thực tế, nói về kiến thức và tầm nhìn được thừa hưởng từ gia đình, giữa họ đã có sự khác biệt rất lớn. Một tác gia từng nói: "Nội hàm thực sự của nghèo đói là cha mẹ không bao giờ có thể cho con cái những thứ mà bản thân họ không có, ngoài xe hơi và nhà cửa, nó còn là suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn." Một người còn trẻ giống như đất sét nung sứ vậy, hướng dẫn ra sao sẽ có hình thù như vậy.
Một ông chủ thường đi xuống dưới gầm cầu vượt để tuyển những nông dân mới lên thành phố làm việc. Sau đó, ông chuyển sang làm dự án, và nhân viên của ông cũng thay đổi từ công nhân xây dựng thành nhân viên phân loại vật liệu. Để giảm chi phí lao động, ông đã thuê nhiều sinh viên đại học nhất với mức lương khởi điểm rất thấp trên thị trường nhân tài.
Trong một lần tình cờ, ông phát hiện ra rằng cha mẹ của những sinh viên đại học này không ai khác chính là những công nhân nhập cư làm việc cho mình hồi đó. Nói về điều này, ông không khỏi cảm thán: Nghèo đói cũng đang di truyền, và nó thực sự có thể được di truyền.
Môi trường mà một đứa trẻ tiếp xúc lần đầu tiên sau khi sinh ra - gia đình - quyết định những gì một đứa trẻ nhìn thấy khi lớn lên là cơm áo gạo tiền hay giấc mơ ở những nơi xa xôi. So với sự thiếu thốn về vật chất và phương tiện giáo dục, điều đáng sợ hơn ở những gia đình nghèo là sự hiểu biết hời hợt của cha mẹ thường hạn chế những khả năng vô tận của con cái.
Có người bản thân chưa bao giờ đi học, cảm thấy đi học vô ích nên không cho con đi học. Có người chưa bao giờ rời khỏi làng quê, giấu giấy báo nhập học của con rồi nói một câu đánh thẳng vào tâm lý: "Gốc gác của con là ở đây". Nghèo thực sự, không phải là thiếu tiền, mà là nghèo về nhận thức. Cha mẹ khép mình lại và thế hệ tiếp theo cũng khó có được cơ hội thay đổi cuộc sống của mình. Trong lòng cha mẹ có núi, trong mắt cha mẹ có sông, con cái mới có thể đứng thật cao và nhìn ra thật xa.
Nghèo đói không phải là thứ khắc sâu trong DNA của bạn, nó là cách hiểu của bạn về cái nghèo. Đúng là nghèo có thể di truyền. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thông qua nỗ lực của chính mình, chọn một lối sống mới và cắt đứt chuỗi nghèo đói đó. "Có thể vùng nước sâu có cá lớn, vùng nước nông chỉ có cá nhỏ, nhưng nếu bạn không ra khơi, bạn sẽ không có một con cá nào".
Đúng là không dễ để thay đổi vận mệnh của bản thân, nhưng nếu bạn không thay đổi chính mình, nó sẽ lại trở thành một định mệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không phải tất cả mọi người trên thế giới này được sinh ra ở thành thị, nhưng đối với những người quan tâm đến thành thị, ông trời sẽ để lại một con đường, ít nhất là cho con cái của họ.
Một gia đình khá giả không chỉ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn cho phép trẻ em tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn cũng như cái nhìn rộng hơn. Trong những gia đình nghèo, cha mẹ phải làm việc vất vả chỉ để đủ cơm ăn áo mặc, con cái khó có cơ hội được hiểu biết nhiều hơn do thiếu nguồn lực giáo dục. Từng có người đặt ra một câu hỏi rằng: Có khi nào bạn cảm thấy vận mệnh của mình khó có thể thay đổi chỉ với sự chăm chỉ hay không?
Có câu chuyện thực tế như sau:
Khi mới vào đại học, anh ấy quen được một người bạn ở câu lạc bộ, người bạn học này tướng mạo cũng bình thường, thành tích học tập cũng chỉ ở mức trung, anh ấy cũng không để ý gì quá nhiều. Sau đó thì anh ấy và người bạn này hầu như không còn liên lạc với nhau nữa.
Cho tới khi chuẩn bị tốt nghiệp, hai người tình cờ gặp nhau ở cổng trường, anh ấy biết được rằng người bạn này chuẩn bị đi du học tại một trường đại học top 5 của thế giới, còn bản thân thì vẫn đang đau đầu trong câu chuyện tìm việc làm.
Anh ấy nói: "Sau này tôi mới biết, ba của người bạn đó là viện trưởng của một trường đại học, còn tôi tới từ một gia đình bình thường ở một thành phố hạng năm. Từ nhỏ người nhà đã nói với tôi rằng, đỗ vào Thanh Hoa, còn là người giỏi nhất so với bạn bè cùng trang lứa; còn thứ mà cậu ấy được nghe lại là, Thanh Hoa chưa bao giờ là trường đại học tốt nhất trên thế giới."
Từ nhỏ ba mẹ đã nói với tôi, đỗ vào một trường đại học tốt, sau này sẽ đỡ vất vả hơn; nhưng cậu ấy lại được ba mẹ nói rằng, đỗ đại học mới là bước đầu tiên. Gia đình tôi chưa có ai học đại học, vì vậy sau khi đỗ đại học, tôi chỉ biết làm theo những người khác, chọn chuyên ngành, làm bài tập và tìm việc làm. Còn cậu ấy chuyển học viện, gửi luận văn, thi IELTS, đi du học… mỗi một bước đi ra sao, đều sớm đã được lên kế hoạch từ trước khi nhập học."
Anh ấy vốn nghĩ rằng mình có cùng vạch xuất phát với các bạn cùng lớp tại một trường đại học có tiếng. Nhưng trên thực tế, nói về kiến thức và tầm nhìn được thừa hưởng từ gia đình, giữa họ đã có sự khác biệt rất lớn. Một tác gia từng nói: "Nội hàm thực sự của nghèo đói là cha mẹ không bao giờ có thể cho con cái những thứ mà bản thân họ không có, ngoài xe hơi và nhà cửa, nó còn là suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn." Một người còn trẻ giống như đất sét nung sứ vậy, hướng dẫn ra sao sẽ có hình thù như vậy.
Một ông chủ thường đi xuống dưới gầm cầu vượt để tuyển những nông dân mới lên thành phố làm việc. Sau đó, ông chuyển sang làm dự án, và nhân viên của ông cũng thay đổi từ công nhân xây dựng thành nhân viên phân loại vật liệu. Để giảm chi phí lao động, ông đã thuê nhiều sinh viên đại học nhất với mức lương khởi điểm rất thấp trên thị trường nhân tài.
Trong một lần tình cờ, ông phát hiện ra rằng cha mẹ của những sinh viên đại học này không ai khác chính là những công nhân nhập cư làm việc cho mình hồi đó. Nói về điều này, ông không khỏi cảm thán: Nghèo đói cũng đang di truyền, và nó thực sự có thể được di truyền.
Môi trường mà một đứa trẻ tiếp xúc lần đầu tiên sau khi sinh ra - gia đình - quyết định những gì một đứa trẻ nhìn thấy khi lớn lên là cơm áo gạo tiền hay giấc mơ ở những nơi xa xôi. So với sự thiếu thốn về vật chất và phương tiện giáo dục, điều đáng sợ hơn ở những gia đình nghèo là sự hiểu biết hời hợt của cha mẹ thường hạn chế những khả năng vô tận của con cái.
Có người bản thân chưa bao giờ đi học, cảm thấy đi học vô ích nên không cho con đi học. Có người chưa bao giờ rời khỏi làng quê, giấu giấy báo nhập học của con rồi nói một câu đánh thẳng vào tâm lý: "Gốc gác của con là ở đây". Nghèo thực sự, không phải là thiếu tiền, mà là nghèo về nhận thức. Cha mẹ khép mình lại và thế hệ tiếp theo cũng khó có được cơ hội thay đổi cuộc sống của mình. Trong lòng cha mẹ có núi, trong mắt cha mẹ có sông, con cái mới có thể đứng thật cao và nhìn ra thật xa.
Nghèo đói không phải là thứ khắc sâu trong DNA của bạn, nó là cách hiểu của bạn về cái nghèo. Đúng là nghèo có thể di truyền. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thông qua nỗ lực của chính mình, chọn một lối sống mới và cắt đứt chuỗi nghèo đói đó. "Có thể vùng nước sâu có cá lớn, vùng nước nông chỉ có cá nhỏ, nhưng nếu bạn không ra khơi, bạn sẽ không có một con cá nào".
Đúng là không dễ để thay đổi vận mệnh của bản thân, nhưng nếu bạn không thay đổi chính mình, nó sẽ lại trở thành một định mệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không phải tất cả mọi người trên thế giới này được sinh ra ở thành thị, nhưng đối với những người quan tâm đến thành thị, ông trời sẽ để lại một con đường, ít nhất là cho con cái của họ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
- Đời người có 3 bẫy tham chớ dại mà dính vào (05/05/2014)
- Kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ đình trệ (16/05/2023)
- ĐỌC ĐI CHO TỈNH NGỘ (06/05/2021)
- Kiểu đàn ông xứng đáng để kết giao nhất (20/03/2013)
- Đặc điểm chung của tỉ phú tự thân (19/03/2013)
- Người EQ cao luôn biết 3 cách 'lùi bước' thể hiện đỉnh cao ứng xử, trí tuệ hơn người (18/03/2013)
- Muốn thành công thì bỏ sĩ diện đi (14/03/2013)
- Còn đi học thấy đời sao màu hồng, đi làm rồi mới thấm thía (15/03/2013)
- Đừng chỉ tập trung vào thành tích của bản thân. Hãy làm một người cộng tác (16/03/2013)
- Chúng ta, ai cũng đeo cho mình những chiếc mặt nạ (13/03/2013)
Những tin cũ hơn
- “ĐỘNG CƠ” GIÚP BẠN “VỀ ĐÍCH” NHANH HƠN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG! (29/09/2009)
- Điều gì tạo nên sức hút của đàn ông? (01/01/2013)
- BÁN LƯỢC CHO SƯ BÀI HỌC KINH DOANH (01/01/2013)
- Kiểu người dù giàu có cũng không thể hạnh phúc (02/01/2013)
- Hoặc tự giác kỷ luật bản thân hoặc là một kẻ tầm thường (03/01/2013)
- Cuộc đời và cuộc sống của bạn do bạn lựa chọn (23/01/2013)
- Người giàu càng thích sống keo kiệt, kẻ nghèo lại hay sĩ diện hào phóng (02/01/2013)
- Bớt ảo tưởng đi, đừng nghĩ mình là cái gì đó to tát! (01/01/2013)
- Bạn đáng giá bao nhiêu? (01/01/2013)
CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÍ NĂNG
Điện thoại: 02873.070.799 Fax: 02873.099.866
Địa chỉ: 845 tỉnh lộ 43, Tam Bình, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@websitekinhdoanh.com.vn
- Đang truy cập: 5
- Hôm nay: 400
- Tháng hiện tại: 14,570
- Tổng lượt truy cập: 36,907,544
Gửi phản hồi