Người giàu càng thích sống keo kiệt, kẻ nghèo lại hay sĩ diện hào phóng

Thứ tư - 02/01/2013 14:28

Người giàu càng thích sống keo kiệt, kẻ nghèo lại hay sĩ diện hào phóng

Tiêu hoang để che đi cảm giác kém cỏi, hết tiền rồi lại càng tự ti hơn. Chỉ có người nghèo ham sĩ diện, chứ người giàu thì không vì người ta đang sở hữu những điều đáng tự hào rồi!

Người càng bất tài càng sĩ diện hão, người thực sự có năng lực dám bỏ qua thể diện để kiếm tiền: Thể diện cần có nhưng tiền đồ quan trọng hơn.

Khi bạn dùng tiền kiếm được để tìm lại thể diện là lúc đó bạn đã thành công. Khi bạn dùng thể diện để kiếm tiền là lúc đó bạn là một người có tiếng nói. Nhướn mày là một loại khả năng, nhưng hạ lông mày là một loại dũng khí.  Những người bất tài quan tâm đến thể diện nhất, giấu đi cảm xúc thật của bản thân để có được sự hài lòng của người mạnh hơn mình. Chỉ có những người có đủ thực lực mới có thể nói chuyện thẳng thắn, chỉ rõ đúng sai và dám làm theo ý mình mặc dư luận chỉ trích.

Thành công của một người bắt đầu từ việc chấp nhận "mất mặt". Người có năng lực thực sự thì không cần quan tâm đến thể diện. Bạn có bao nhiêu phần thực lực, người khác sẽ cho bạn bấy nhiêu thể diện. Sĩ diện chỉ là một vấn đề nhỏ, trưởng thành là một vấn đề lớn. Khi bạn từ bỏ sĩ diện để đi kiếm tiền là lúc đó bạn đã hiểu chuyện. Khi bạn dùng tiền kiếm được để tìm lại thể diện là lúc đó bạn đã thành công. Khi bạn dùng thể diện để kiếm tiền là lúc đó bạn là một người có tiếng nói. Nhướn mày là một loại khả năng, nhưng hạ lông mày là một loại dũng khí.

Nhiều người cho rằng thể diện là do người khác ban tặng, nhưng thực tế thể diện là do chính họ tạo nên. Một số người khi thất bại, phải nhờ vả người khác mới thấy rằng vào những lúc lâm nguy, thể diện chẳng thể giữ được nữa, họ phải gạt sang một bên để cầu cạnh sự cứu giúp và che chở của người khác. Khi bạn biết cách đặt thể diện sang một bên, cuộc sống tử tế của bạn sẽ bắt đầu.

Sĩ diện hão

Nhiều người nghèo đặc biệt quan tâm tới thể diện bản thân. Chẳng hạn bạn bè ra ngoài ăn tối với nhau, sau khi kết thúc họ lớn tiếng tranh trả tiền mạnh mẽ nhất. Tuy rằng thực tâm lại e dè khi móc tiền từ ví ra, vẫn chờ người khác giành hóa đơn với mình. Đây là dạng người sĩ diện hão. Những người sĩ diện hão thường bị thể diện làm cho mệt mỏi. Để phô trương, thỏa mãn sự phù phiếm cá nhân, họ có thể mua một chiếc xe, một món đồ vượt quá khả năng. Được người khác ngợi khen, họ cảm thấy thoải mái nhưng đến kỳ trả nợ lại vô cùng khổ sở.

Người sĩ diện hão thường che đậy cảm giác kém cỏi của bản thân khi tự so sánh với người giỏi giang hơn bằng cách luôn tỏ ra mình giàu có. Họ sẵn sàng khoe mẽ mọi lúc mọi nơi, để khẳng định bản thân luôn "đẳng cấp". Người sĩ diện hão thường không học hỏi, không cố gắng để nhận được sự tôn trọng đúng nghĩa mà chỉ làm ra vẻ. Những người như vậy thường không có khả năng thành công trong công việc.

Luôn trông chờ giàu có bất thình lình

Người nghèo luôn có tâm lý khát tiền bạc và mong muốn kiếm tiền nhanh nhất có thể. Thậm chí có người hy vọng bản thân sẽ trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Lý do là một khi trở nên giàu có, họ sẽ được hưởng thụ mà không phải làm việc vất vả nữa. Tuy nhiên, khi càng tin vào vận may thì đánh giá của bản thân với sự chăm chỉ, nỗ lực ngày càng thấp. Đây là một thói quen xấu, khiến cuộc sống của bạn ngày càng lụi bại.

Thực tế đã chứng minh, không ít người đã tự hủy hoại bản thân vào những trò may rủi để nhanh chóng giàu có. Tỷ lệ những người trúng giải nhất xổ số phá sản trong vòng 5 năm lên tới 75%. Bởi vậy, người nghèo nếu đột nhiên giàu có, thường vẫn sẽ quay lại cuộc sống nghèo khó như trước, nếu không tiếp tục cố gắng. Muốn giàu có thì phải dựa vào bản lĩnh và năng lực của bản thân. Mỗi người cần làm giàu bằng chính khả năng của mình chứ không đợi chờ những thứ từ trên trời rơi xuống.

Thường tính toán được mất

Trở ngại lớn nhất cho sự thăng tiến của mỗi người chính là sự ích kỷ, hẹp hòi. Người khôn ngoan, giàu có thường sống cởi mở, ngược lại người nghèo lại tính toán đến những thứ nhỏ nhặt nhất. Sự ích kỷ, tính toán được mất sẽ khiến con người luôn sống trong vòng luẩn quẩn cơm áo gạo tiền mà không bứt phá được. Khi nghèo đừng tính toán, ganh đua với người khác.

Nghèo cũng không nên quá hà tiện mà hãy hào phóng, thoải mái chia sẻ tấm lòng mình. Như thế sự nghiệp mới có cơ hội thăng tiến. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, đừng tính toán nhiều. Đó là số tiền bạn nên chi để mua được cơ hội cho bản thân. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối xử tốt với bạn.

Co cụm trong thế giới riêng

Khi nghèo đừng chỉ ru rú ở góc nhà mà phải bước ra ngoài giao lưu và tìm hiểu cơ hội cho mình. Khi giàu có rồi thì có thể làm điều ngược lại. Những người ngày càng nghèo thường muốn sống trong thế giới riêng của mình, không đủ dũng cảm đối mặt với sự thay đổi, cũng không bao giờ tính toán để mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Ít nhất, bản thân bọn họ chưa từng có ý định như vậy, trừ phi có người ở bên cạnh hộ tống. Cuộc sống an nhàn quá lâu, lại không muốn thay đổi hiện trạng, chính là khởi đầu của nghèo đói.

Nếu bạn là một người ưu tú, thành công và giàu có sẽ có rất nhiều người ngưỡng mộ, tôn trọng bạn. Từ đó, danh dự của bạn cũng được nâng cao, tạo nên sức hút với mọi người xung quanh.

Cũng vì lẽ đó, không ít người luôn bày ra vô số chiêu trò để lấy được danh dự đó, cố gồng lên cho mọi người tin rằng họ giàu có và thành công bằng cách tiêu xài hoang phí để “làm màu”. Nhưng chẳng có thứ sĩ diện không đến từ chính bản thân mình mà tồn tại được lâu. Tính sĩ diện hão chẳng có tác dụng gì đối với cuộc đời hay danh tiếng của bạn, ngược lại còn khiến bạn khốn khổ sống còn trong nợ nần, cản đường tới thành công của bạn.

Giả vờ mình giàu có

Để che đậy đi cảm giác kém cỏi mỗi khi so sánh chính bản thân với người giỏi giang và giàu có hơn, người sĩ diện hảo luôn cố tỏ ra mình thật giàu có. Họ luôn khoe mẽ mọi lúc mọi nơi, “chém gió” tưng bừng về cuộc sống hằng ngày của mình. Hỏi đến những dịch vụ đắt đỏ nào cũng chê bai, xét nét; chuyện đầu tư kinh doanh cũng tham gia bằng những lời nói chứ không phải rót tiền thật sự… Họ làm tất cả để ngầm khẳng định mình cũng có “đẳng cấp”, biết thưởng thức mọi thú vui trên đời.

Bỏ tiền đu trend cho bằng bạn bằng bè

Không có tiền trong tay nhưng thấy gì hot hit cũng phải đu theo chính là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của những kẻ sĩ diện hảo. Người ta khoe iPhone 13 khắp nơi cũng cắn răng mua trả góp cho bằng được, người ta sắm sanh túi này túi kia cũng nhịn ăn, nhịn mặc để có 1 cái cho bằng bạn bằng bè…


Chi tiền để gây sự chú ý

Ngoài việc không ngần ngại xuống tay để có cảm giác đẳng cấp và xịn xò, kẻ sĩ diện hảo còn chấp nhận tiêu hoang để “làm màu” với những người xung quanh. Nào là đi ăn chung đòi thanh toán tất cả, ra vẻ “chẳng có bao nhiêu” nhưng lại phải ăn mì suốt mấy tháng. Mua xe máy phải xe tay ga, đồ công nghệ phải là hàng mới nhất, xịn nhất mới đẳng cấp rồi è cổ ra trả nợ. Quần áo, giày dép phải có “brand name” giá bằng cả tháng lương cũng được miễn sao diện lên trông xịn xò, được người khác khen ngợi “giàu có quá” là được. Không có tiền mua đồ xịn liền ngay thì chấp nhận bỏ tiền ra thuê, mượn sử dụng cho người ta chú ý, “lác mắt” chơi.

Luôn ngập trong nợ nần, vay đồng này đắp đồng kia

Để có tiền cho những lần tiêu hoang mua danh tiếng, tất nhiên có dùng đến cạn cả tiền lương cũng không đủ, nhưng kẻ sĩ diện chỉ còn cách chăm chỉ đi vay mượn. Mà đồng tiền không phải của mình lại càng không biết xót, càng tiêu hăng hơn, “làm màu” dữ dội hơn. Không có tiền, đến hạn phải trả nợ họ lại tặc lưỡi đi vay thêm chỗ này đắp chỗ kia. Cuối cùng tự biến cuộc đời mình là một vòng luẩn quẩn trong nợ nần, chỉ có ngày càng lún sâu chẳng bao giờ thoát ra được.

Lối sống luôn cố tỏ ra mình giàu có và sĩ diện thật sự chẳng tốt đẹp chút nào. Cũng vì vẫn cố chấp làm tròn vai, tiêu cho bằng hết tiền mua danh dự, không đủ thì vay mượn, tự đẩy mình vào hố sâu nợ nần, khiến cuộc sống ngay càng vất vả, khó khăn, mỏi mệt cả tinh thần lẫn sức khỏe.

Trong cuộc đua này, ngay từ đầu người giàu đã ngồi ở vạch đích, những kẻ sĩ diện sẽ chẳng thể nào đuổi theo kịp. Càng tiêu hoang mua danh dự lại càng dễ tự ti hơn ngàn lần khi tiền đã hết, nợ vẫn còn. Thay vì sĩ diện hảo, cố sống cuộc đời của những người giàu có trong đau khổ, gánh gồng như thế, hãy tập những thói quen chi tiêu khôn ngoan, biết đầu tư đúng nơi đúng chỗ để khiến mình trở nên giàu có thật sự đi!

Chỉ ca thán, không hành động

Một nhà văn trẻ từng chia sẻ một câu chuyện về một người quen của mình. Cứ mỗi lần gặp nhau, người bạn ấy lại phàn nàn: Không mua được nhà, tự trách mình xui xẻo, tìm được công ty làm ăn kém hiệu quả, thu nhập thấp. Thấy đồng nghiệp được thăng chức, anh ấy nói người khác là nịnh hót, rằng mình sẽ không bao giờ làm vậy. Không được tăng lương, nói lãnh đạo không chu đáo với cấp dưới, làm việc công ty bao nhiêu năm, không có "công lao" thì cũng có "khổ lao"…

Lúc đầu, nhà văn nghĩ rằng người bạn này rất thẳng thắn khi dám nói ra nhiều sự thật như vậy, nhưng sau khi nghe quá nhiều những lời phàn nàn như vậy, anh hỏi người bạn: "Nếu đã không hài lòng như vậy, tại sao không nghỉ việc, tìm việc mới?"

Người bạn nói mình không có tiền, cũng chẳng có chống lưng, năng lực với học vấn cũng bình thường, thôi thì cứ làm được đến đâu thì đến. Nhà văn đó lại hỏi: "Không có tiền, sao không nghĩ cách kiếm thêm tiền? Không có năng lực, tại sao không đầu tư học thêm một kỹ năng nào đó?"

Người bạn tỏ ra buồn bã, làm việc lâu rồi, ngoài việc mình phải làm ra thì chẳng biết làm cái gì, vậy thì kiếm thêm tiền kiểu gì. Có khoảnh khắc nào bạn thấy bóng dáng của mình ở trong người bạn của nhà văn trẻ đó hay không? Cuộc sống không như ý, phàn nàn mình sinh ra trong gia đình bình thường. Sự nghiệp không thuận lợi, oán than mình không gặp được may mắn…

Thỉnh thoảng phàn nàn về cuộc sống, nó là cảm xúc, nhưng phàn nàn thành thói quen và không tìm kiếm sự thay đổi, thì đó không phải là một người thông minh. Sống ở đời, không ai là suôn sẻ, ai cũng có những trách nhiệm phải gánh vác trên vai. Những người yếu đuối, phàn nàn về sự bất công của số phận và nói rằng cuộc sống không hề dễ dàng. Những người mạnh mẽ sớm đã từ bỏ những lời phàn nàn vô nghĩa và chuyển cuộc sống của họ sang chế độ im lặng. Đau không nói, khổ không than, âm thầm làm việc chăm chỉ, tự tạo ra vận may cho cuộc sống của mình.

Có một câu nói như này: "Bi kịch lớn nhất của một người không phải là ở ngoài đời luôn bị xem thường, mà là ở thế giới thực, anh ta là một kẻ yếu đuối, nhưng lại luôn muốn là một kẻ mạnh trong mắt dư luận". Những người mạnh mẽ luôn khiêm tốn, trong khi những người yếu đuối, lại thường cố để tỏ ra mạnh mẽ.

Càng lớn tuổi, bạn sẽ càng nhận ra được rằng, thể diện, là năng lực của bản thân mang lại, cuộc sống của mình là mình sống cho mình, thực lực của bạn tới đâu, thế giới sẽ nhìn bạn bằng con mắt đó. Thay vì những thứ hão danh vô thực, chi bằng, làm người, làm việc một cách chân thành nhất, chỉ cần bạn sống tử tế, người khác tự nhiên sẽ tôn trọng bạn.

Đố kị, không thích người khác tốt hơn mình

Khi một người làm điều gì đó khác thường, nổi bật, những người khác sẽ luôn đố kị họ vì một động cơ đáng hổ thẹn nào đó. Người càng không tài giỏi, càng không muốn chấp nhận người khác ưu tú hơn mình, vì vậy, họ sử dụng nhiều loại ngôn ngữ để công kích người khác.

Không khó để nhận thấy rằng những người xung quanh chúng ta, những người có tâm lý yếu thường thích ganh ghét và vu khống người khác. Thấy người khác giỏi giang, sống tốt hơn mình, họ sẽ tìm mọi cách để tấn công đối thủ. Khi thấy đồng nghiệp được thăng chức, tăng lương, họ bịa ra đủ thứ tin đồn để vu khống nhau... Giống như những con cua trong "định luật con cua":

Nếu trong giỏ tre chỉ có một con cua thì phải đậy nắp lại, nếu không cua sẽ nhanh chóng bò ra ngoài. Nhưng nếu có nhiều cua trong rổ, chúng sẽ kéo nhau xuống và không con nào trèo ra được. Có câu: "Kẻ mạnh giúp nhau, kẻ yếu dẫm lên nhau". Người càng xuất sắc, càng biết quý trọng và giúp đỡ lẫn nhau, bởi họ hiểu rằng khi mình xây cầu cho người khác, cũng có nghĩa là đang mở đường cho chính mình.

Càng là những kẻ tầm thường, họ càng thích làm xấu mặt nhau, ganh đua lẫn nhau, cản đường người khác, mà không biết rằng tự mình cũng khiến bản thân sa vào vũng lầy, không thể nhích nổi một tấc. Cuộc sống quá ngắn ngủi, thay vì dành nhiều thời gian và sức lực để làm những việc gây bất lợi cho người khác, tốt hơn hết bạn nên cải thiện tư duy của bản thân, thay vì ngồi đó đố kị, chi bằng tự trở thành kẻ mạnh.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người với người là nhận thức, và thứ kéo giãn khoảng cách giữa người với người là suy nghĩ. Cách chúng ta nghĩ về thế giới quyết định cách chúng ta sống cuộc sống của mình. Sống ở đời, con người ta chắc chắn sẽ gặp đủ loại người, sau một thời gian dài hòa vào xã hội, bạn sẽ thấy:

Có người, dù điều kiện vượt trội, năng lực vượt trội, cũng vẫn khó thành công. Nhưng một số người, ngay cả khi gặp khó khăn, họ vẫn có thể tìm thấy một lối đi khác để đến được với ánh sáng.

Vì sao người giàu lại sống keo kiệt?

Nhiều người có thể không hiểu tại sao người giàu lại keo kiệt hơn người nghèo? Lý do cụ thể nằm ở những điểm sau, nếu bạn nắm bắt được bạn sẽ trở thành người giàu có sớm thôi!

- Người giàu họ biết kiếm tiền và sử dụng đồng tiền

Người giàu không coi tiền là tất cả, họ chỉ cho rằng tiền là công cụ để đạt được mục đích của mình. Đưa 5 triệu cho người nghèo và người giàu, sau một thời gian, số 5 triệu trong tay người nghèo xác suất tiêu sản là rất lớn, trong khi người giàu lại nghĩ cách để 5 triệu tiếp tục sinh sôi. Muốn duy trì sự giàu có dài lâu, chỉ có thể dùng tiền đẻ ra tiền.

Thực tế không phải người giàu keo kiệt, mỗi đồng tiền họ kiếm được đều có thể mang lại cho họ nhiều tài sản hơn nữa. Muốn có được sự giàu có chỉ còn cách dùng tiền để kiếm tiền. Đừng để bản thân mình trong lúc nghèo khó lại không tiếc tiền mà hào phóng mà hãy học theo cách của người giàu là “rộng lượng khi giàu có”

- Người giàu biết rằng kiếm tiền không hề dễ dàng

Rất nhiều người giàu không phải tự nhiên sinh ra đã giàu, đã được “ngậm thìa vàng”. Họ có thể là những người phải trải qua cảnh nghèo khó, gặp nhiều thất bị khi lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Vì thế, họ hiểu và trân trọng giá trị của đồng tiền, họ biết rằng kiếm được một đồng tiền không phải là điều dễ dàng.

Chính vì lẽ đó, họ thường lên kế hoạch cẩn thận hơn khi muốn dùng tiền và họ sẽ không vung tiền vào những thứ không đâu. Trong mắt những người có tư duy hạn hẹp thì người giàu tiết kiệm là keo kiệt. Nhưng thực tế chứng minh rằng họ rất trân trọng đồng tiền, nên không muốn sống lại những ngày tháng nghèo khó và khổ sở nữa.

- Người giàu biết rằng không cần phải phô bày sự giàu có

Người giàu thường không tự kiêu, họ luôn khiêm tốn thì họ biết mình chỉ là hạt cát trong đại dương bao la, núi cao còn có núi cao hơn. Ngược lại, những người nghèo lại luôn thấp thỏm, càng nghèo lại càng sĩ diện. Vì thế, họ sẵn sàng vay tiền mua xe sang cho bằng được, sắm đồ hiệu nổi tiếng rồi vội vàng thanh toán từng khoản chi tiêu mà thực tế lớn hơn rất nhiều so với khả năng của họ.

Khi bạn giàu có không có nghĩa là coi tiền như rác, là có thể tiêu tiền hoang phí. Người giàu họ luôn hiểu rằng không cần phô bày sự giàu có với thiên hạ làm gì, cứ sống cuộc đời của chính mình là được. Sự hào phòng thực sự là lúc cần tiêu tiền không hề do dự, bận tâm về điều gì sau này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   




CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÍ NĂNG

Điện thoại: 02873.070.799    Fax: 02873.099.866

Địa chỉ: 845 tỉnh lộ 43, Tam Bình, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: info@websitekinhdoanh.com.vn

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 419
  • Tháng hiện tại: 14,589
  • Tổng lượt truy cập: 36,907,563